Bạn muốn chọn mua bộ chuyển đổi quang điện mà chưa hiểu cách sử dụng của nó ra sao? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Hợp Nhất sẽ mách bạn trong bài viết này.
Điện thoại: 024.22255666 - 0966 100 110
Điện thoại: 028.62959899 - 0936 55 9898
Thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão kéo theo đó là nhu cầu của con người ngày càng tăng lên. Không đơn giản chỉ là có thể truyền tải dữ liệu ở không gian nhỏ hẹp, gần nữa mà đòi hỏi cần phải nhanh, mạnh và với khoảng cách xa lên đến 120 km.
Điều này giúp cho hệ thống quản lý trong các cơ quan, doanh nghiệp chặt chẽ và khoa học hơn, ít tốn kém về tài lực lẫn vật lực. Bộ chuyển đổi quang điện ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu đó của con người trong lĩnh vực công nghệ truyền thông.
Hình ảnh: Bộ chuyển đổi quang điện hãng GNET
Bộ chuyển đổi quang điện hay còn gọi là converter quang là một trong những sản phẩm công nghệ bùng cháy trong những năm gần đây và được đánh giá là xu thế của hệ thống mạng trong tương lai. Đó là thiết bị chuyển đổi tín hiệu dạng điện thường chạy trên nền cáp đồng sang tín hiệu trên nền cáp quang – ánh sáng và ngược lại từ tín hiệu quang chuyển đổi sang tín hiệu dạng điện.
Có rất nhiều loại bộ chuyển đổi quang điện ( Fiber Optic Media Converter) như: Ethernet, Composite Video, E1, chuẩn nối tiếp ( RS232, RS485, IEA 422), SDI video, SD video, V11, mono Audio, Audio,...
Converter quang khắc phục những nhược điểm của các chuẩn điện trên nền cáp đồng như tốc độ thấp chỉ với 100Mbps khoảng cách truyền ngắn, không vượt quá 100m. Điều này không thể đáp ứng được nhu cầu của con người trong khi muốn mở rộng và phát triển trong lĩnh vực truyền thông công nghệ với những ứng dụng chạy trên PC, video conference, truyền files, truyền hình ảnh, các ứng dụng chạy trên cơ sở dữ liệu thường yêu cầu băng thông lớn hàng trăm Mbps.
Vậy tình huống nào thì bạn nên dùng cáp quang cho truyền thông – có nghĩa làkhi nào bạn cần sử dụng bộ chuyển đổi quang điện? Câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây:
+ Bạn nên lắp bộ chuyển đổi quang điện khi kết nối mạng LAN trong nhà máy phạm vi kết nối lớn hơn 100m.
+ Khi thường xuyên phải truyền tín hiệu video trong diện rộng: như hệ thống camera giao thông, hội nghị truyền hình, công nghiệp truyền hình...
+ Khi cần truyền đa ứng dụng: video+ data+audio trên khoảng cách lớn.
Hiện nay, trên thị trường bộ chuyển đổi quang điện được chia ra làm 2 loại cơ bản đó là bộ chuyển đổi 1 sợi quang ( singlemode) và bộ chuyển đổi quang điện 2 sợi quang ( multimode). Trong thành phần của hai loại này còn được chia thêm làm 2 loại nữa để phân biệt tốc độ của đường truyền dẫn tín hiệu là bộ chuyển đổi quang điện 10/100 và bộ chuyển đổi quang 10/100/1000.
Nguyên lý hoạt động của cả hai dòng bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi quang và 2 sợi quang khá giống nhau với 1 bên là đầu phát còn bên kia thì nhận.
- Đầu bên phát: 1 bên có sợi cáp đồng ( tín hiệu điện) được cắm vào bộ chuyển đổi quang điện sau đó được converter chuyển đổi thành tín hiệu quang. Đưa ra và truyền đi theo sợ cáp quang single mode tối đa được 120 km.
- Đầu bên này là đầu nhận: có nhiệm vụ là đưa tín hiệu quang vào và converter lại chuyển đổi ngược lại từ tín hiệu quang sang tín hiệu điện và cho ra kết nối với switch hay máy tính.
Converter quang là một thiết bị nhỏ với 2 giao diện truyền dẫn: cáp đồng và cáp quang, nó nhận tín hiệu từ môi trường truyền dẫn này ( đồng/ quang), chuyển và truyền sang môi trường truyền dẫn kia ( quang/ đồng). Do đó để sử dụng được bộ chuyển đổi sẽ không thể thiếu được dây nhảy quang , loại dây nhảy giao tiếp truyền tín hiệu giữa các thiết bị.Dây nhảy quang loại đầu SC/UPC/ - SC/UPC là loại được sử dụng phổ biến nhất.Với một cái converter bạn chỉ cần cắm các dây đầu vào đầu ra cho hợp lý là được, công việc này cũng không quá phức tạp.
Trong một mạng bạn cần cắm vào đó là một dây mạng Ethernet cổng mạng RJ45 và dây nhảy quang vào cổng quang ở converter quang, tùy thuộc vào số lượng cổng ở media converter mà chúng ta cắm đầu nhảy cho hợp lý (có thể là converter 1 cổng hoặc 2 cổng quang).
Đầu còn lại của dây nhảy bạn cắm vào đầu nối Adapter một phụ kiện được lắp trên thanh Blank của ODF (Hộp phối quang).Media converter có 6 cái đèn Leb và nó là thứ để chúng ta kiểm tra cách cắm của mình đã đúng chưa? Nếu bạn sử dụng bộ chuyển đổi tốc độ 10/100 thì 6 đèn này sẽ sáng hết và nếu bộ chuyển đổi quang điện của bạn là 10/100/1000 thì nó sẽ chỉ sáng có 5 đèn thôi.Đèn trên cùng bên dưới chỉ số 1000 của converter sẽ không sáng.Thế là bạn đã hoàn thành việc triển khai thiết bị media converter rồi.
Lưu ý: Khi mua bộ chuyển đổi quang điện các bạn nên kiểm tra kết nối của chúng trước xem chúng có thông mạng không ? Hoạt động có ổn không, có bị lỗi gì không ? Như thế sẽ tiết kiệm thời gian và đảm bảo công việc của bạn không bị gián đoạn gì.
Trên đây chúng tôi đã mang đến những thông tin cần thiết khi bạn muốn lựa chọn sản phẩm converter quang, đặc biệt là cách dùng bộ chuyển đổi quang điện. Hi vọng các bạn sẽ trở thành “người tiêu dùng thông minh” để chọn lựa giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay trong truyền thông công nghệ.