Hướng dẫn khách hàng 4 nối đấu nối dây nhảy quang singlemode và cách làm sạch thiết bị để tránh gây suy hao tín hiệu trong quá trình truyền tải xa.
Điện thoại: 024.22255666 - 0966 100 110
Điện thoại: 028.62959899 - 0936 55 9898
Dây nhảy quang Singlemode luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của khách hàng có nhu cầu lắp đặt các hệ thống mạng cáp.
Để làm quen và am hiểu cũng như nắm rõ đầy đủ các thao tác kĩ thuật liên quan tới loại dây này không phải ai cũng biết. Hôm này Hợp Nhất xin gửi tới khách hàng bài viết hướng dẫn đấu nối và sử dụng dây nhảy quang Singlemode một cách chi tiết nhất, mời nạn đọc cùng tham khảo.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phương pháp khác nhau để sử dụng dây nhảy quang và đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng cần xem xét cụ thể. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những kiến thức sơ bộ về 4 cách thức tiến hành đấu nối dây nhảy thông dụng nhất bao gồm các phương pháp: hàn nhiệt, mài đầu nối tiếp xúc, bấm đầu quang, hàn cơ học.
Đây là cách đấu dây nhảy sử dụng một sợi cáp quang đã được bấm sẵn một đầu, sử dụng nhiệt độ cao của máy hàn đề nung chảy và kết dính mối nối lại với nhau. Phương pháp này có ưu điểm là đầu nối quang ở đây được mài sẵn bởi nhà sản xuất, hỗ trợ kết nối với tỉ lệ suy hao và mức độ phản xạ thấp. Tuy nhiên, chi phí các thiết bị tương đối lớn, cần có nguồn điện tại chỗ cũng như công nhân cần phải có một số hiểu biết nhất định.
Được sử dụng từ năm 1980, mài đầu quang vẫn là phương pháp nhiều người lựa chọn bởi có độ suy hao thấp, đáng tin cậy và chi phí thấp. Tuy vậy. chúng có nhược điểm là cách thức thực hiện rất phức tạp và mất thời gian loại bỏ các chất keo dính trong quá trình thi công.
Phương thức này tuy sử dụng các đầu nối mài sẵn nhưng không kèm theo đoạn sợi quang ngắn. Việc thực hiện khá đơn giản, người dùng chỉ cần tuốt và cắt sợi bằng các công cụ chuyên dụng, sau đó luồn vào bên trong đầu nối. Tiếp theo đó là sử dụng bộ công cụ bấm đầu thích hợp để khóa giữ sợi quang với đầu nối cáp quang. Thao tác này khá dễ dàng, nhanh chóng, có thể thực hiện ở những không gian hẹp hay vị trí trên cao nhưng chi phí vật tư lại khá cao, độ suy hao cao hơn hàn nhiệt và không có khả năng tái sử dụng khi bấm đầu dây bị lỗi.
Cũng giống như hàn nhiệt sử dụng sợi Pigtail nhưng hàn cơ học lại không sử dụng thiết bị hàn. Người dùng tiến hành qua các công đoạn như cắt, tuốt đầu sợi bằng các công cụ chuyên dụng, giữ chúng dính lại với nhau nhờ một thành phần được gọi là mối nối cơ khí. Phương thức này được thực hiện nhanh gọn, ít sử dụng công cụ chuyên môn nhưng lại mất nhiều chi phí vật tư, độ suy hao lớn.
Bước cuối cùng trong sử dụng dây nhảy quang chính là làm sạch và nghiệm thu sau khi đã hoàn thành đấu nối. Bởi chúng sẽ đảm bảo cho các đầu nối đều hoạt động ổn định, hiệu quả. Cách thức được sử dụng phổ biến nhất là đo suy hao với các loại máy đo chuyên dụng. Tuy nhiên, cách này không thể chỉ ra suy hao chi tiết trên từng đầu nối. Vì vậy, khi đó, cần sử dụng thiết bị đo OTDR nhằm xác định khoảng cách đến điểm lỗi cụ thể, xác định suy hao và chất lượng từng khớp nối. Từ đó, giúp giảm thiểu tối đa thời gian tìm kiếm và thay thế các đầu nối hoặc cách đấu dây nhảy khác.
>> Tìm hiểu thêm: Có bao nhiêu loại dây nhảy quang Singlemode trên thị trường
Hi vọng với những kiến thức căn bản trên đây về việc sử dụng dây nhảy quang, quý khách hàng có thể có những quyết định đúng đắn và hợp lý nhất trong việc lựa chọn cũng như tiến hành thực hiện cách thức đấu nối dây nhảy. Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình 24/7!